Bạn đã xem
Những điều cần biết về ngói lấy sáng
Phân loại ngói lấy sáng
Ngói lấy sáng là loại vật liệu thuộc nhóm các tấm lợp lấy sáng, có hình dạng giống như các loại ngói thông thường nhưng nó trong suốt, có khả năng chịu nhiệt tốt và truyền ánh sáng với cường độ đạt 90 – 95%.
Loại vật liệu này được làm từ nhựa tổng hợp, sở hữu nhiều ưu điểm nhẹ, dễ thi công, sạch sẽ, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngói lấy sáng có mẫu mã đa dạng, đẹp, sang trọng, có khả năng chống trơn trượt, không thẩm thấu, ẩm mốc, chịu được va đạp, không cong vênh hay co ngót theo thời gian.
Đặc biệt, ngói lấy sáng dễ dàng thay đổi, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, ngói lấy sáng ít có độ thông thoáng, khi sử dụng trong thời tiết nóng sẽ gây khó chịu do nó hấp nhiệt.
Trên thị trường hiện có nhiều loại kính lấy sáng với mẫu mã, hình dạng khác nhau, phù hợp với từng loại công trình và cách phân loại:
- Theo mức độ dẫn sáng thì có ngói phản quang, ngói kính trong mờ, ngói kính trong suốt.
- Theo độ dày thì có loại ngói lấy sáng thường, sử dụng trong các công trình nhà ở; ngói Kính cường lực lắp ở các khu văn phòng, cao ốc; ngói kính an toàn lắp ở các khu vườn sinh học.
-Theo vật liệu, thì ngói lấy sáng được phân làm 2 loại phổ biến là ngói PC và ngói PS. Ngói PC làm từ hợp chất Poly Carbonate (PC). Ngói lấy sáng PC rất bền, có tính đàn hồi cao, chịu va đập tốt, không bị đổi màu, ít bị ố vàng do thời tiết, tỷ trọng viên ngói nặng hơn so với các viên ngói lấy sáng khác… và được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở.
Ngói lấy sáng PS được làm từ hợp chất PS (Poly Stiren), AS (Acrilic Stiren),… Đây là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. Ngói lấy sáng PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180 – 200oC). Tuy nhiên, loại này có độ bền kéo thấp, ánh sáng đổi màu (PS cho màu tím, AS cho màu xanh), chịu tác động của thời tiết (ố vàng và rạn nứt trong quá trình sử dụng).
Ứng dụng ngói lấy sáng
Ngói lấy sáng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, khu công nghiệp, giúp lấy ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.